Đặc điểm Minh nho học án

Hoàng Tông Hy sáng tạo ra thể loại "học án" khi viết sử. Minh nho học án đã đi đầu trong việc biên soạn lịch sử tư tưởng ở Trung Quốc[4].

Tác phẩm này có 4 ưu điểm lớn[5]:

  • Do các tác giả, tác phẩm cùng học phái được sắp xếp trong cùng học án nên học thuật uyên bác, quan hệ kế thừa của từng người được phản ánh trong tác phẩm.
  • Phản ánh được sự biến hóa phát triển trong tư tưởng học thuật.
  • Do những điểm chủ yếu trong tác phẩm của từng người đều được thu thập ghi chép lại nên về cơ bản có thể hiểu được tông chỉ học thuật, sự đặc sắc trong tư tưởng từng nhân vật.
  • Tác phẩm ghi lại lịch sử học thuật của một thời đại, có giá trị tìm hiểu xu thế phát triển học thuật, nguồn gốc tư tưởng học thuật và sự thịnh suy trong học phong của thời đại đó.

Ngoài ra, Hoàng Tông Hy còn đề cao vai trò của biểu, chí trong các sách sử - vấn đề bị coi nhẹ trong một thời gian dài. Nhiều chính sử trước đó đã khuyết biểu và chí. Hoàng Tông Hy phê phán việc này, ra sức đề cao chí và biểu. Từ đó về sau, giới làm sử nhà Thanh dấy lên phong trào làm biểu, bổ sung chí do sự đề xướng của ông[4]